Tuổi trẻ Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tuổi trẻ Việt

Diễn đàn dành cho giới trẻ và tuổi teen Việt
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeSat Nov 12, 2011 8:59 am by jangatong

» Mem mới đây, có tuyển làm mod không? =]]
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeWed Oct 26, 2011 11:58 am by Dạ Vu

» ggggggggggggggggggggggg
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeFri Sep 02, 2011 9:21 pm by jangatong

» ghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeFri Sep 02, 2011 9:03 pm by jangatong

» [game MC] 20xu=30 thẻ làm trang thiết bị, tại sao k?
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeWed Jun 29, 2011 11:00 am by jangatong

» Valentine chờ
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 2:02 pm by Ngọc Linh

» Interpol- Phần III: Đế chế bất diệt
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 1:04 am by Ngọc Linh

» Nhật kí Giấy nhớ!!!
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeThu Jan 20, 2011 9:18 pm by Ngọc Linh

» Tuyển tập oneshot: NGHE MÙA TRONG TÓC RỐI [Ngọc Linh]
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeThu Jan 20, 2011 3:41 pm by Ngọc Linh

» Đối thơ kiểu mới[Chủ đề 1: Mừng xuân]
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeSat Jan 15, 2011 5:55 pm by bi bờm

» Vip 1-0-2 =]]
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeFri Jan 14, 2011 1:36 pm by bi bờm

» Ginkgo Hill_Iljimae
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeThu Jan 13, 2011 4:17 pm by Ngọc Linh

» The Messenger [linkin park]
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeThu Jan 13, 2011 3:45 pm by Ngọc Linh

» Mua bạc ở đâu chất lượng??
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 7:08 pm by bi bờm

» Topic for English
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:41 pm by Ngọc Linh

» Đó có phải là tình yêu?
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:22 pm by jangatong

» Thông báo: Mod và mems tích cực góp ý để hoàn thiện 4rum
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 8:14 am by Ngọc Linh

» Đọc nội quy đã bạn nhé :)
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:33 am by the_love_memory_95

» Đôi lời gửi các bạn.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:23 am by the_love_memory_95

» Chút nên biết (Đọc trước khi post bài bạn nhé)
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:16 am by the_love_memory_95

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

Nhạc nền

 

 Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến?

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
jangatong
Administrator
Administrator
jangatong


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 135
Đô : 273
Danh tiếng : 4
Tham gia ngày : 19/11/2010
Age : 31
Đến từ : Ngôi nhà hoa hồng

Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến?   Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeWed Dec 01, 2010 5:21 pm

Cô giáo em thì gợi ý một số luận điểm sau đây:

LĐ1:Đánh giá chung về những người phụ nữ vừa đẹp người vừa đẹp nết < Dẫn chứng: Thúy Kiều, Vũ Ng >

LĐ2: Số phận bất hạnh

+ Địa vị xã hội

+ K đc hg? hạnh phúc

+ Quyền sống

+ Họ đã cống hiến như thế nào ? nhân được gì ?

+ ..v..v..

-> Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

LĐ3: Nhận xét về nghệ thuật của 2 tác phẩm < đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình >



Em có viết 1 bài mà cứ lủng củng, luận điểm hình như cũng k đc rõ ràng lắm >< Nếu mọi người có nhận xét hay sửa chữa gì thì reply giúp em nhé ^^ ( phần kết em chưa kịp viết )



Nhà thơ Huy Cận từng viết :



" Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ "



Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

" Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng " Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! ", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du và " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ.



Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương ( " Chuyện người con gái Nam Xương " ).



Tục ngữ có câu " Gái có công thì chông chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàg còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.



Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du.

Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều



Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:



" Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài "



Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn . Với chế độ nam quyền : " Trọng nam khinh nữ " , người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buồng bởi những lễ giáo fong kiến khắc nghiệt như đạo " tam tòng " , hay các quan niệm lạc hậu như " nữ nhân ngoại tộc "… Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn ngơi ngớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.


Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói " Hồng nhan thì bạc phận " nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình dẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.



Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòg người dọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt- đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.



Viết " Chuyện người con gái Nam Xương " và " Truyện Kiều ", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.
Bạn có thể tham khảo dàn bài trên để viết bài cho mình ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ thân phận người phụ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiên qua các bài thơ như Tự Tình của Hồ Xuân Hương , Thương Vợ của Trần Tế Xương , Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ...hoặc các tác phẩm văn học mà bạn đã học qua rồi. Bạn vào thêm link này tham khảo về phụ nữ Việt Nam xưa và nay nhé:
Về Đầu Trang Go down
http://tuoitreviet.tk
Tịch Dương
Moderator
Moderator
Tịch Dương


Giới tính : Nữ
Tổng số bài gửi : 15
Đô : 21
Danh tiếng : 0
Tham gia ngày : 24/11/2010
Age : 32
Đến từ : Đào Hoa Cốc

Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến?   Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến? I_icon_minitimeWed Dec 01, 2010 8:17 pm

^^ *bon chen 1 tí* mềnh chỉ sửa và thêm thắt một ít thôi, bài này chưa hoàn chỉnh :">



~~~~

Nhà thơ Huy Cận từng viết :



" Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ "



Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được xã hội chấp nhận, đề cao và tôn vinh hơn trước rất nhiều. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh đẹp trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương.


" Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung "


Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc cứ ám ảnh người ta mãi không thôi. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng " Thân em chỉ là thân con bọ ngựa... ", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà ngược lại, những đắng cay, chua chát ấy đã được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, điển hình như hai tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du và " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ.


Nói đến “Chuyện người con gái Nam Xương”, đầu tiên phải nhắc đến câu tục ngữ:


“ Gái có công thì chồng chẳng phụ”


Thế nhưng công lao của Vũ Nương trong câu chuyện ấy thì sao? Chắng những không được chồng thấu hiểu mà còn phải hứng chịu nỗi oan ức bẽ bàng chỉ vì một ... cái bóng. Nàng tần tảo sớm hôm âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đè nặng lên đôi vai của người làm dâu, làm mẹ để người chồng an tâm chinh chiến. Để rồi nàng nhận được gì? Giặc tan, chồng về, gia đình sum họp thì cũng là lúc giông bão ập đến. Cơn ghen kia đã làm cho Trương Sinh trở nên lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà chàng đem lòng nghi ngờ người vợ hiền thục của mình, cuối cùng thì vô tình, ruồng rẫyvợ.



Giá như chàng cho nàng một lời giải thích, giá như chàng có thể gạt qua cơn tự ái hoặc kìm nén sự ghen tuông của mình trong giây phút, để nàng có cơ hội được nói rằng: “người lạ” ấy vốn chẳng phải gian phu mà chỉ là cái bóng ... Phải chăng việc ấy là quá khó khăn? Khi mà cái quan niệm “xuất giá tòng phu”, “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, v.v... đã ăn nhập vào đến tận xương tận tủy của những con người ở thời đại ấy thì việc Vũ Nương không chung thủy với chồng, Trương Sinh làm thế có gì mà không đúng? Vậy đấy, quan niệm, rốt cuộc vẫn là quan niệm.



Đừng vội trách Trương Sinh, có trách thì hãy trách chính những lễ giáo phong kiến hà khắc đã khiến một anh chàng yêu vợ thương con trở thành một con người mù quáng như thế đấy. Thực sự chàng đâu phải hạng người không biết lý lẽ, xa cách vợ suốt bao năm, nay được trở về đoàn tụ, niềm vui ấy đâu phải người lính nào cũng có được. Thành ra nghe con thơ nói lại những lời kia, Trương Sinh đau lòng rồi ghen tuông âu cũng là điều hợp lý. Ngay từ đầu truyện, chàng đã được mô tả như một người chồng tốt, vốn dĩ chẳng năm thê bảy thiếp, còn Vũ Nương thì sao? Tiếc là chàng đã không đặt trọn niềm tin vào nàng... Vũ Nương cuối cùng phải ôm nỗi oan khiên mà trầm mình xuống lòng sông giá buốt. Niềm vui đoàn tụ ngắn chẳng tày gang, nhưng đã phải đổi bằng đôi vai in hằn bao khó nhọc. Vũ Nương ơi... cuối cùng nàng nhận được những gì? Giọt nước mắt xót xa, ân hận của Trương Sinh cũng không thể mang nàng trở lại. Oan kia được tỏ nhưng rồi thì sao? Có thể nào mang Vũ Nương dưới đáy sông trở về dương thế?

Nỗi đau của nàng phải chăng đến khi chết rồi mới được người ta thấu hiểu?

“Kiếp hồng nhan có mong manh

Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.”

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du.

Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" phải chăng đã dự báo cho chuyện xót xa này? Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc vẹn toàn lại trọn tình hiếu nghĩa. Ừ thì với những điều ấy, nàng xứng đáng được sống hạnh phúc, ấm êm. Nhưng trong xã hội phong kiến ngày xưa, một con người như thế liệu có chăng cái gọi là hạnh phúc?

Do một biến cố trong gia đình nên Kiều đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Tài sắc đấy, hiếu nghĩa đấy, nhưng trước kim ngân vàng ngọc, những phẩm hạnh kia cũng phải cúi đầu mà nhịn nhục. Để lại đằng sau những người thân thiết, Kiều đặt bước đầu tiên vào con đường thăng trầm của đời son phấn dưới bàn tay của Mã Giám Sinh. Bất hạnh này đã mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác, mãi cho tới khi số phận đẩy đưa nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn, thì cuộc đời nàng mới có được một nốt lặng bình an sau mười lăm năm lận đận.

Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau không kìm được phải thốt lên

“Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”



Bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt, mà chua chát thay, đấy mới chỉ là hai trong hàng hà sa số bi kịch của bao chị em phụ nữ trong thời ấy mà thôi. Thật đúng là:


" Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài "



Về Đầu Trang Go down
http://tichduong.wordpress.com
 
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hình tượng người lính trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
» Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI"
» Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến
» phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương
» Download miễn phí Hình nền, nhạc chuông, theme và phần mềm miễn phí

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tuổi trẻ Việt :: Góc học tập :: Ừh, thì mấy môn xã hội-
Chuyển đến