Tuổi trẻ Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tuổi trẻ Việt

Diễn đàn dành cho giới trẻ và tuổi teen Việt
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeSat Nov 12, 2011 8:59 am by jangatong

» Mem mới đây, có tuyển làm mod không? =]]
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeWed Oct 26, 2011 11:58 am by Dạ Vu

» ggggggggggggggggggggggg
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeFri Sep 02, 2011 9:21 pm by jangatong

» ghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeFri Sep 02, 2011 9:03 pm by jangatong

» [game MC] 20xu=30 thẻ làm trang thiết bị, tại sao k?
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeWed Jun 29, 2011 11:00 am by jangatong

» Valentine chờ
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 2:02 pm by Ngọc Linh

» Interpol- Phần III: Đế chế bất diệt
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 1:04 am by Ngọc Linh

» Nhật kí Giấy nhớ!!!
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeThu Jan 20, 2011 9:18 pm by Ngọc Linh

» Tuyển tập oneshot: NGHE MÙA TRONG TÓC RỐI [Ngọc Linh]
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeThu Jan 20, 2011 3:41 pm by Ngọc Linh

» Đối thơ kiểu mới[Chủ đề 1: Mừng xuân]
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeSat Jan 15, 2011 5:55 pm by bi bờm

» Vip 1-0-2 =]]
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeFri Jan 14, 2011 1:36 pm by bi bờm

» Ginkgo Hill_Iljimae
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeThu Jan 13, 2011 4:17 pm by Ngọc Linh

» The Messenger [linkin park]
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeThu Jan 13, 2011 3:45 pm by Ngọc Linh

» Mua bạc ở đâu chất lượng??
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 7:08 pm by bi bờm

» Topic for English
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:41 pm by Ngọc Linh

» Đó có phải là tình yêu?
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:22 pm by jangatong

» Thông báo: Mod và mems tích cực góp ý để hoàn thiện 4rum
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 8:14 am by Ngọc Linh

» Đọc nội quy đã bạn nhé :)
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:33 am by the_love_memory_95

» Đôi lời gửi các bạn.
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:23 am by the_love_memory_95

» Chút nên biết (Đọc trước khi post bài bạn nhé)
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:16 am by the_love_memory_95

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

Nhạc nền

 

 Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI"

Go down 
Tác giảThông điệp
jangatong
Administrator
Administrator
jangatong


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 135
Đô : 273
Danh tiếng : 4
Tham gia ngày : 19/11/2010
Age : 31
Đến từ : Ngôi nhà hoa hồng

Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI"   Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI" I_icon_minitimeFri Nov 26, 2010 7:16 pm

Đã hơn ba mươi năm rồi, kể từ ngày Bác Hồ (1890 – 1969) vĩnh biệt chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng. Hơn ba mươi năm đó là cả một quãng thời gian dài, thời gian đó đã làm cho biết bao mái đầu xanh ngã bạc, bao em thơ khôn lớn thành người. Ba mươi năm dễ làm người ta quên đi một con người. Thời gian cứ vùn vụt trôi qua, cứ đi mãi và chôn vùi những điều trong quá khứ. Nó trở nên đáng sợ với tất cả mọi người nhưng với Bác Hồ là một ngoại lệ. Người bất tử trước thời gian bởi vì Người là kết tinh của tinh hoa dân tộc. Những tác phẩm của Người là nghệ thuật – nghệ thuật đích thực. Văn thơ của Người hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chiến sĩ, giữa cái cổ điển phương Đông và cái mới mẻ độc đáo của phương Tây đã thể hiện được một tư thế ung dung, tự tại, một tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn hướng về sự sống và tương lai bằng một tấm lòng yêu thương, gắn bó, nhân hậu đối với con người, một tình yêu nước cháy bổng. Tất cả đã tạo nên một phong cách văn học rất riêng, rất độc đáo và rất Hồ Chí Minh. Bài thơ “Chiều tối” cho ta thấy được phần nào tâm hồn và phong cách thơ văn độc đáo ấy:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Trong hơn một năm bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ, Bác Hồ đã bị giải đi giải lại qua hơn ba mươi nhà lao, bài thơ “Chiều tối” được Bác sáng tác trong khoảng thời gian Người bị giải đi từ nhà lao huyện Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo và được ghi lại trong “Nhật kí trong tù” – một tập thơ chữ Hán gồm 133 bài viết trong khoảng 1942 – 1943. “Chiều tối” là một bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt ở vùng sơn dã trong buổi chiều tà. Qua đó Hồ Chí Minh đã phê phán niềm tin tưởng, tình yêu của bản thân đối với thiên nhiên, con người và sự sống. Để thấy được phong cách nghệ thuật đặc sắc cùng như là tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Ái Quốc, hãy cùng đồng hành với Người trong bài “Chiều tối” nay.

Có nhiều ý kiến cho rằng “Chiều tối” là bài thơ thể hiện một cách cụ thể và sinh động cái tư tưởng được coi như là tuyên ngôn của Hồ Chí Minh:
“Thân thề ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Và thật sự là vậy, dù có ở trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn đến mấy thì Bác vẫn cứ luôn giữ một tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan và yêu đời, cụ thể trong bài thơ này là dù trải qua nhiều lần bị giải tù đầy gian nan, khổ ải:
“Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa rách hết giày”
Tuy vậy nhưng Bác đã quên đi nỗi gian khổ dọc đường để luôn hướng về phía trước, một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Trong điều kiện thể xác bị đọa đày, chân bị xiềng xích, tay thì bị trói nhưng tâm hồn Bác vẫn nhẹ tênh như một người đi ngoạn cảnh. Người thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng cảm với chim muông, hoa lá. Không gian bao la mở ra ở đầu bài thơ là một bức tranh đặc sắc về cảnh hoàng hôn:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Thơ Bác rất tinh tế, có lẽ vì tâm hồn Bác rất nhạy cảm. Vẫn là những hình ảnh ước lệ, cổ điển: chim mỏi về rừng, chòm mây trôi nhưng qua ngòi bút của Bác nó lại trở nên có sức gợi tả sâu xa, chỉ bằng vài nét phác họa đơn sơ nhưng đã thể hiện lên trước mắt chúng ta một không gian bao la, mênh mông và buồn hiu hắt cộng với vài nét chấm phá tiêu biểu của thời khắc ngày tàn. Một cánh chim sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi đang bay về tổ, một chòm mây cô đơn đang lững lờ trôi trên lưng trời như tìm một nơi nào đó để nghỉ chân. Cảnh vật phản phất đâu đây hương vị của thơ Đường, nó tương đồng với một số câu thơ trong thơ cổ:
“Chim hôm thoi thót về rừng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hay:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”
(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)
Hay gần hơn chút nữa là:
“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
(Tràng Giang – Huy Cận)
Những cánh chim trong thơ văn trung đại sao mà buồn quá vậy? Còn cánh chim trong “Chiều tối” lại hiện ra có nét gì đó thoáng rộng, nhẹ nhàng, mở ra được cái linh hồn của tạo vật, thiên nhiên. Tại sao lại như vậy? Vì người phương Đông, thơ cổ phương Đông vẫn quen nhìn chiều như vậy. Bác ở đây cũng thế! Cũng vẫn là “mây”, là ‘chim bay về núi tối rồi” nhưng xét kĩ ra thì cái nhìn của Người có khác thơ xưa, mang màu sắc mới mẻ hiện đại hơn. Cánh chim kia không bay về núi, không bay vút lên trời, mây không lững lờ để rồi bay “xa tít mù khơi” mà tất cả dường như rất gần gũi và quấn quýt, dường như chúng đã xác định được điểm đến riêng cho mình. Những chi tiết ấy đã thể hiện một cái nhìn trìu mến, một cái nhìn nhân đạo và một tình cảm sâu nặng dành cho thiên nhiên của Bác – một con người vĩ đại. Hai câu thơ trên đồng thời còn là một sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ thật sự rung động với cái khoáng đạt của không gian bao la, cái yên tĩnh của chiều thu nơi núi rừng. Điều đặc biệt ở đây là bức tranh thiên nhiên hiện lên không phải bởi nghệ thuật miêu tả cầu kì mà bằng vài nét phác họa đơn sơ cũng đủ để cho bức tranh thiên nhiên mênh mông, buồn hiu hắt hiện lên. Câu thơ giản dị như chính con người của bác vậy!
Cả hai câu thơ trên đều nói đến bầu trời, một bầu trời đang chuyển dần về tối. Thông thường cảnh chiều tối luôn gợi những tứ thơ buồn. Đó là lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần, chim về tổ, nhà nhà sum họp. Nhưng ngược lại người đi đường xa vào lúc hoàng hôn lại dễ cảm thấy cô đơn, chạnh buồn, khao khát một mái nhà, một sự sum họp bên mái ấm gia đình. Đặt vào trong hoàn cảnh của Bác lúc bấy giờ, lúc này đây Bác đang trong cảnh ngộ của một tù nhân đáng lí ra Người phải buồn, phải than thở cho nỗi khổ của chính mình . Nhưng không Bác dường như đang cố quên mình đi, quên cả cảnh ngộ của mình để có mặt mình. Có lẽ nếu là một nhà thơ khác thì chắc hẳn đã không tránh khỏi cái quy luật: “thể lắng nghe hơi thở và nhịp đập của không gian, thời gian, của bức tranh thiên nhiên trước Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, nhất là một người vừa trải qua một ngày nặng nhọc, trước mặt là một đêm dài trong xài lim ẩm thấp, đầy muỗi, rệp. Có như thế ta mới thấy được nơi Bác một bản lĩnh phi thường, vượt lên trên mọi khổ đau thử thách, giữ vững tinh thần lạc quan kì diệu của một người biết làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh.
Những tưởng cái buồn của cảnh sẽ tác động tiêu cực lên tâm trạng của một người tù đang bị giải đi trên đường, cái buồn sẽ thấm sâu vào lòng người khiến cho người tù cảm thấy cô đơn, buồn vì cảnh ngộ lưu đày, nhưng ở hai câu tiếp theo lại là một tâm trạng khác hẳn. Điều này thấy rõ qua bức tranh hiện thực sống động ấm áp với hình ảnh một cô gái nơi xóm núi đang lao động bên lò than rực hồng:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
(NguyenHuuAnhTuan)
Về Đầu Trang Go down
http://tuoitreviet.tk
 
Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương
» Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến
» Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến?
» BÀI TẬP ÔN THI ĐẠI HỌC ĐIỆN XOAY CHIỀU 12
» Đông Khúc - Tịch Dương

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tuổi trẻ Việt :: Góc học tập :: Ừh, thì mấy môn xã hội-
Chuyển đến