Tuổi trẻ Việt
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tuổi trẻ Việt

Diễn đàn dành cho giới trẻ và tuổi teen Việt
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Latest topics
» Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeSat Nov 12, 2011 8:59 am by jangatong

» Mem mới đây, có tuyển làm mod không? =]]
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeWed Oct 26, 2011 11:58 am by Dạ Vu

» ggggggggggggggggggggggg
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeFri Sep 02, 2011 9:21 pm by jangatong

» ghhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeFri Sep 02, 2011 9:03 pm by jangatong

» [game MC] 20xu=30 thẻ làm trang thiết bị, tại sao k?
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeWed Jun 29, 2011 11:00 am by jangatong

» Valentine chờ
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 2:02 pm by Ngọc Linh

» Interpol- Phần III: Đế chế bất diệt
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeThu Jan 27, 2011 1:04 am by Ngọc Linh

» Nhật kí Giấy nhớ!!!
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeThu Jan 20, 2011 9:18 pm by Ngọc Linh

» Tuyển tập oneshot: NGHE MÙA TRONG TÓC RỐI [Ngọc Linh]
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeThu Jan 20, 2011 3:41 pm by Ngọc Linh

» Đối thơ kiểu mới[Chủ đề 1: Mừng xuân]
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeSat Jan 15, 2011 5:55 pm by bi bờm

» Vip 1-0-2 =]]
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeFri Jan 14, 2011 1:36 pm by bi bờm

» Ginkgo Hill_Iljimae
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeThu Jan 13, 2011 4:17 pm by Ngọc Linh

» The Messenger [linkin park]
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeThu Jan 13, 2011 3:45 pm by Ngọc Linh

» Mua bạc ở đâu chất lượng??
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 7:08 pm by bi bờm

» Topic for English
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:41 pm by Ngọc Linh

» Đó có phải là tình yêu?
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:22 pm by jangatong

» Thông báo: Mod và mems tích cực góp ý để hoàn thiện 4rum
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 8:14 am by Ngọc Linh

» Đọc nội quy đã bạn nhé :)
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:33 am by the_love_memory_95

» Đôi lời gửi các bạn.
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:23 am by the_love_memory_95

» Chút nên biết (Đọc trước khi post bài bạn nhé)
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeTue Jan 11, 2011 12:16 am by the_love_memory_95

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

Nhạc nền

 

 phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương

Go down 
Tác giảThông điệp
jangatong
Administrator
Administrator
jangatong


Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 135
Đô : 273
Danh tiếng : 4
Tham gia ngày : 19/11/2010
Age : 31
Đến từ : Ngôi nhà hoa hồng

phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương Empty
Bài gửiTiêu đề: phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương   phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương I_icon_minitimeMon Nov 22, 2010 5:50 pm

iếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm,
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông chùa chẳng đánh cớ sao om?


Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tư văn nhận ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!

Hồ Xuân Hương

Xuất xứ, chủ đề
1. Hồ Xuân Hương có chùm thơ 3 bài với nhan đề "Tự tình". Đây là bài thơ thứ hai trong chùm thơ ấy. Giọng thơ cay đắng, buồn tủi... điều đó cho thấy nữ sĩ viết bài thơ này trong tâm trạng của người phụ nữ quá lứa lỡ thì...

2. Bài thơ thể hiện tâm trạng cuả tác giả tủi hận về tình duyên mà vẫn thách thức với duyên số.

Phân tích

1. Đề

Thao thức cả đêm dài. Lòng bồn chồn nghe tiềng gà gáy văng vẳng trên bom, từ một con thuyền trên mặt hồ, trên dòng sông đưa tới. Nữ sĩ ngồi dậy "trông ra khắp mọi chòm", mọi thôn xóm, chỉ thấy mịt mùng mà lòng thêm "oán hận" - oàn hận về con đường tình duyên.

2. Thực

Hai câu 3, 4 đăng đối, phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mõ thảm", tiếng "om" của "chuông sầu". "Mõ thảm" và "chuông sầu" là hai hình ảnh ẩn dụ cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của người đàn bà lỡ thì quá lứa, trắc trở trong tình duyên. Thao thức trong đêm dài, đau nỗi đau của đời mình như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng cốc"; tủi nỗi tủi của lòng mình như "chuông sầu", chẳng đánh "cớ sao om"?. Nỗi đau buồn, sầu tủi như thấm sâu vào đáy lòng, toả rộng trong không gian, kéo dài theo thời gian như những đêm dài. Đây là hai câu thơ hay nhất tả nỗi "thảm, sầu" trong sự trắc trở tình duyên.

"Mõ thảm không khua, mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh, cớ sao om?"

3. Luận
Hai câu 5, 6 đăng đối cũng là để tả tâm trạng "rầu rĩ", tủi giận về con đường tình duyên:

"Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm".

"Trước nghe những tiếng", là những tiếng gì? - Tiếng gà gáy trên bom? Tiếng "chuông sầu", "mõ thảm" dội lên từ lòng mình. Càng nghe càng thêm rầu rĩ, buồn tủi. Càng nghe càng "giận", hờn về tình duyên. Tình duyên được ví với trái cây, không còn "non xanh má phấn" nữa mà đã chín "mõm mòm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi. Cũng có nghĩa là đã quá lứa, đã lỡ thì! Trong câu thơ có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, than thân, trách phận, buồn tủi về con đường tình duyên. Hồ Xuân Hương thương mình, thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ.

4. Hai câu kết

Như một sự thách đố với số phận, với duyên số:

"Tài tử văn nhân ai đó ta?
Thân này đâu đã chịu già tom?"

Vừa nghi vấn, vừa cảm thảm, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn tin vào tài năng của mình có thể xoay đổi được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6, nữ sĩ viết: "Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8, bà lại nói:"thân này đâu đã chịu già tom!". "Già tom" nghĩa là rất già, già hẳn. Một cách "nói cứng", thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ "Tự tình" cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên ta thấy hạnh phúc lứa đôi chưa một lần mỉm cười với bà. Người đọc mãi mãi cảm thông với những sầu tủi, cay đắng, oán hận của nữ sĩ, của những người phụ nữ duyên ôi phận hẩm, quá lứa lỡ thì.

Bài thơ gieo vần "om”, 5 vần thơ, vần nào cũng tài tình: "bom - chòm - om - mòm - tom". Vần nào cũng hóc hiểm, tạo nên âm điệu như thắt, như nén lại cái "oán", cái "hận", cái "ngang bướng" của một tâm trạng, một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc - đó là vấn đề ám ảnh chúng ta khi đọc thơ "Tự tình" này của Hồ Xuân Hương.
Thương Vợ thì bạn dựa theo dàn bài này để làm.
Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác “Sông Lấp” và “Thương vợ” tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.

Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường “ậm ọc” lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm “quan tại gia” thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:

“Quanh năm buôn bán ở mom sống,

Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Từ “mom” là tổng hợp nghĩa của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt. Bà Tú buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà nuôi chồng, nuôi con:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên đếm ra để mà nuôi. Nhưng còn chồng thì một chồng chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương nữa thì nhiêu khê lắm.

Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên trong hai câu thơ này. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca dân gian để nói về người phụ nữ lao động:

“Con cò lặn lội bờ sông

Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.

Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. Nhà thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ đơn: “duyên – nợ”. “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề. “Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động trong tâm trí của bà Tú. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người (tấm lòng của chính bà!). Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”:

“Năm nắng mười mưa dám quản công”

Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa”. Phải nói những con số trong thơ Tú Xương rất có thần. Ta đã thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề (Nuôi đủ năm con với một chồng). Giờ đây là sự linh diệu của những con số một – hai và năm – mười trong câu luận. “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú chịu đựng hết.

Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Thật ra là một cách ông Tú nhún mình để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương đâu phải là người “ăn ở bạc”. Ăn chơi sa đà thì có, “hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ bạc tình, bạc nghĩa thì không. Gang thép với cường quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người đáng kính.

Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!
Về Đầu Trang Go down
http://tuoitreviet.tk
 
phân tích bài tự tình của Hồ Xuân Hương
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân tích bài thơ "CHIỀU TỐI"
» Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) Nguyễn Khuyến
» Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiến?
» Đối thơ kiểu mới[Chủ đề 1: Mừng xuân]
» Một chút tình xuân

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tuổi trẻ Việt :: Góc học tập :: Ừh, thì mấy môn xã hội-
Chuyển đến